Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 9-11/12/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Lò lửa chiến sự hiện nay căng thẳng và dai dẳng nhất thế giới vẫn là ở Đông Âu và Trung Đông.

Ở Trung đông lại vừa bùng nên thêm nữa ở Syria, khiến Trung đông càng sôi bỏng hơn nữa cùng với cuộc chiến giữa Israel và Iran,

cũng như với phe trục của Iran là Hamas ở Gaza, Hebollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen.

Trong khi đó ở Đông Âu, chiến sự tại Ukraine vẫn tiếp diễn tàn khốc với đầy mệt mỏi từ cả 2 bên 

nên cả 2 dường như đang có chiều hướng muốn chấm dứt và kết thúc một cuộc chiến tiêu hao quá tổn hại về nhân mạng cũng như về tài sản cùng kinh tế.

Đường lối duy nhất vẫn là gặp gỡ nhau và thương lượng để cùng nhau giải quyết vấn đề trong công lý và hòa bình, 

theo sứ điệp bình an của Vị Thiên Chúa Emmanuel trong Mùa Vọng và Giáng Sinh: 

ĐỨC CHÚA các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc :
tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon,
thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.

Trên núi này, Người sẽ xé bỏ
chiếc khăn che phủ mọi dân,
và tấm màn trùm lên muôn nước (Isaia 25:6-7)

Thật vậy, chiến tranh là một thất bại của loài người nên nó không phải là đường lối chính đáng để giải quyết tham vọng của một bên hay xung khắc của đôi bên.

Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Hai, ngày 25/11, kỷ niệm 40 năm (1984 - 2024) Hiệp ước Hoà bình và Tình bạn, chấm dứt tranh chấp kéo dài lãnh thổ giữa Argentina và Chile,

nhờ trung gian của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và sự tin tưởng của các lãnh đạo và người dân của hai quốc gia dành cho ngài. 

Thực tế cho thấy sau khi Thánh Gioan Phaolô II can thiệp vào tình hình của 2 nước này dịp Giáng Sinh năm 1978, khi ngài vừa lên làm Giáo hoàng,

thì hai Hội đồng Giám mục Argentina và Chile đã không ngừng nỗ lực cho tới khi đạt được kết quả tối hậu vào tháng 11/1984, 6 năm sau.

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, trước tình hình thế giới hiện tại, bao gồm rất nhiều xung đột tiếp diễn và suy thoái mà không có ý chí hiệu quả để giải quyết chúng, như ở Israel và Ukraine,

bằng cách loại trừ hoàn toàn việc sử dụng vũ lực hoặc việc đe dọa sử dụng vũ lực, thì mô hình giải quyết tranh chấp một cách toàn diện, dứt khoát và hòa bình này cần được tái sử dụng.

Hiệp thông với tinh thần hòa giải của Giáo Hội như vẫn được các vị giáo hoàng chủ trương và phấn khích áp dụng, 

đồng thời cầu nguyện cho các vị lãnh đạo biết giải quyết theo phương cách công lý và hòa bình này, 

chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung của ĐTC 11/12/2024 - Kitô hữu phải chiếu tỏa niềm hy vọng cho người kháco hoàng Francis kêu gọi tái lập hòa bình ở Syria

Giáo hoàng Francis kêu gọi tái lập hòa bình ở Syria  

Dâng hoa kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Đức Thánh Cha mời gọi xây dựng tâm

Đức Thánh Cha: Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại là dấu chỉ canh tân cho Giáo hội

Kinh Truyền Tin 8/12: Trong tay Mẹ Maria, chúng ta hạnh phúc hơn

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12): Mẹ là người con, hiền thê và từ mẫu

Đức Thánh Cha mong muốn mọi người có thể tiếp cận với thần học

Báo cáo của Tòa Thánh: Bảo vệ trẻ vị thành niên và những bất cập trong thực hiện

Cái nhìn tổng quát về Hồng y đoàn từ sau Công nghị ngày 7/12/2024

Giáo hội Á châu mong muốn người bản địa là trung tâm của Giáo hội

Công bố phép lạ thứ 71 tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức

Các Giám mục và Thượng phụ Syria kêu gọi và cầu nguyện cho việc chuyển tiếp

Các Giám mục Á châu kêu gọi lắng nghe nhiều hơn và áp dụng công nghệ cho truyền thông Giáo hội

Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi tổng thống Biden tha cho các tử tù liên bang

Các Giám mục và Thượng phụ Syria kêu gọi và cầu nguyện cho việc chuyển tiếp

Giáo hội Công giáo yêu cầu Liên minh châu Âu hành động chống thù hận Kitô giáo

Hàng ngàn người ‘giao duyên’ với Chúa qua Thánh Ca Giáng Sinh – Emmanuel 2

HIỆN THẾ

Quốc Tế

Chạy đua vũ khí hạt nhân giúp duy trì hoà bình thế giới ?

Đông Âu

Ukraina phải « đi dây » để quyến rũ Donald Trump

Nga « hết thuốc chữa » trước các đòn trừng phạt của phương Tây?

ISW: Nga đối mặt với những chi phí khổng lồ ở Ukraine

Nga trả giá đắt với chiến thuật 'cối xay thịt' ở Ukraine

Zelenskyy gợi ý triển khai quân nước ngoài tại Ukraine cho tới khi Kyiv vào NATO

Ông Zelensky tuyên bố không hạ tuổi nhập ngũ để tăng quân

Ukraine rải tờ rơi kêu gọi binh sĩ Triều Tiên tại Nga đào ngũ

Ông Trump và kế hoạch 'dùng châu Âu trị châu Âu' ở Ukraine

Ông Trump cảnh báo sẵn sàng rút Mỹ khỏi NATO

Mỹ nêu số tiền Nga đã chi cho chiến dịch quân sự gần 3 năm ở Ukraine 

Trung Đông

Syria: Thủ tướng lâm thời cam kết bảo đảm ổn định và yên bình cho đất nước

Triều đại của « đồ tể » Bachar Al Assad: Một trang sử nhuốm máu và nước mắt ở Syria

Chính biến chấn động Syria ảnh hưởng thế nào đến thế giới?

Sứ mệnh của Nga tại Syria 'đã kết thúc'

Lãnh tụ Iran cáo buộc Mỹ, Israel lật đổ ông Assad

Người tị nạn Syria trở về nước sau 13 năm nội chiến

Israel dội hỏa lực, hạm đội Syria bị xóa sổ sau một đêm

Syria: Bắt đầu ‘‘chuyển giao quyền lực’’ cho phe nổi dậy

Syria: Pháp và Đức sẵn sàng « hợp tác với ban lãnh đạo mới » nhưng với điều kiện

Chế độ Assad sụp đổ: Châu Âu xét lại chính sách với người tị nạn Syria

Syria : Chính quyền Putin câm lặng trước thất bại của quân đội và tình báo

Nhà tù Saydnaya: Soi 'lò sát nhân' của chính quyền Assad

Sự sụp đổ chấn động của Assad: Syria đối mặt với bước ngoặt trời long đất lở

Sự sụp đổ của gia tộc Assad cầm quyền nửa thế kỷ ở Syria 

Syria: 'Tôi đã gặp hai tù nhân không biết tên của chính mình'

Mỹ cảnh báo ISIS sẽ tìm cách gầy dựng lại năng lực ở Syria

Đếm hơn 300 cuộc không kích, Liên Hiệp Quốc yêu cầu Israel ngừng ném bom Syria

Syria yêu cầu Israel rút quân khỏi lãnh thổ nước này, Iran kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp

Người dân đổ về trung tâm thủ đô Syria chào mừng chế độ Assad sụp đổ

Abu Mohammed al-Jolani: Thủ lĩnh lật đổ chính phủ Syria là ai?

Bộ binh Israel tiến vào lãnh thổ Syria lần đầu kể từ 1973, kiểm soát nhiều khu vực

Israel và Mỹ oanh kích nhiều mục tiêu tại Syria sau khi chế độ Damas sụp đổ

Israel tập kích các điểm nghi cất giữ vũ khí hóa học, tên lửa ở Syria

Israel lập "vùng an ninh" trong lãnh thổ Syria

Các nước Trung Đông chỉ trích Israel vì lập vùng an ninh ở lãnh thổ Syria

Chính quyền Assad sụp đổ, các nước dồn dập tấn công mục tiêu ở Syria

Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổ

Mỹ cảnh báo nguy cơ quân khủng bố Hồi Giáo chiếm đoạt Syria

11 ngày phiến quân tấn công, lật đổ chính phủ Syria

Tương lai Syria "mờ mịt" sau khi lật đổ "đồ tể" al-Assad

Syria: Sự sụp đổ của Assad là một đòn giáng vào uy tín của Nga

Tổng thống Putin cấp quy chế tị nạn cho ông Assad

Bộ sưu tập hơn 40 siêu xe của Tổng thống Syria Assad 

Đông Á

Trung Quốc triển khai quanh đảo Đài Loan số tầu chiến nhiều nhất kể từ 2022

Quân đội Đài Loan “sẵn sàng chiến đấu” sau khi Trung Quốc áp đặt 7 “khu vực không phận hạn chế”

Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi bắt giữ khẩn cấp Tổng thống

Tư pháp Hàn Quốc cấm tổng thống Yoon Suk Yeol xuất ngoại

Việt Nam

Giới chóp bu CSVN có dẹp được vấn nạn ‘người nhà’?

Hơn 1,000 nhà, đất công ở Sài Gòn đang bị bỏ hoang phế

Nhà đầu tư ngoại quốc than ‘mòn mỏi’ khi làm thủ tục ở Tân Sơn Nhất

HRW kêu gọi Việt Nam hủy bỏ điều luật có hại cho Internet

18 tập đoàn Trung Quốc được CSVN mời xây dựng hạ tầng

Việt Nam chi kỷ lục $1.6 tỷ nhập cảng thịt và phụ phẩm

Việt Nam được, mất gì nếu ông Trump đánh thuế 60%-100% lên Trung Quốc và nhóm BRICS?

Nhân Bản

Những người sống sót của bom nguyên tử Hiroshima nhận giải Nobel Hòa Bình

Nhóm người đồng tính dự tiệc ma túy trong khách sạn Thái Lan

Ông Trump hứa nhập cư vào Mỹ sẽ dễ dàng hơn, trừ 'tội phạm'Ông Trump muốn bỏ quyền 'sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ'
2024 : Năm đầu tiên vượt "ngưỡng biểu tượng" 1,5°C


Tiếp kiến chung 11/12 - Kitô hữu phải chiếu tỏa niềm hy vọng cho người khác

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 11/12/2024, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Thánh Thần là nguồn mạch luôn giữ cho niềm hy vọng sống động, là cánh buồm đưa con thuyền Giáo hội ra khơi giữa biển lịch sử. Sự hiện diện của Người trong cuộc sống của chúng ta giúp chúng ta không chỉ có niềm hy vọng mà còn lan tỏa hy vọng, mang hy vọng đến cho nhân loại đang rất cần nó. Ngài mời gọi các tín hữu hãy là những chứng nhân của niềm hy vọng không làm thất vọng!

Vatican News 

Bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 11/12/2024 là bài suy tư cuối cùng của loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần và Giáo hội. Đức Thánh Cha đã dành bài suy tư để nói về chủ đề niềm hy vọng Kitô giáo, cũng là chủ đề của toàn bộ loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha nói rằng hy vọng không phải là một nhân đức thụ động, vốn chỉ giới hạn ở việc chờ đợi sự việc xảy ra; nhưng là nhân đức tích cực, bởi vì Thánh Thần thúc đẩy để chúng ta đạt tới điều mong muốn. Ngài mời gọi các tín hữu đưa ra những lý do của niềm hy vọng sống, cách hiền hoà và với sự kính trọng. Bởi vì không phải sức mạnh của những lý lẽ sẽ thuyết phục được mọi người, mà là tình yêu thương mà chúng ta sẽ đặt vào đó. Đây là hình thức loan báo Tin Mừng đầu tiên và hiệu quả nhất. 

Như thường lệ, buổi tiếp kiến bắt đầu với đoạn Kinh Thánh, trích từ sách Khải huyền (22,17.20):

Thần Khí và Tân Nương nói: “Xin Ngài ngự đến!” Ai nghe, hãy lặp lại: “Xin Ngài ngự đến!” Ai khát, hãy đến; ai muốn, hãy đến lãnh nước trường sinh mà không phải trả tiền. [...] Đấng làm chứng về những điều đó phán rằng: “Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến”. Amen, Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến!

Và sau đó Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giáo lý như sau:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

“Maràna tha!”

Chúng ta đã đi đến phần cuối của loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Chúng ta dành suy tư cuối cùng này cho tựa đề mà chúng ta đã đặt cho toàn bộ chu kỳ giáo lý - “Thánh Thần và Tân Nương. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Dân Chúa đến gặp Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta”. Tựa đề này đề cập đến một trong những câu cuối cùng của Kinh Thánh, trong Sách Khải Huyền; Sách này viết: “Thần Khí và Tân Nương nói: ‘Xin Ngài ngự đến!’” (Kh 22,17). Lời này cầu khẩn với ai? Với Chúa Kitô phục sinh. Thật vậy, cả Thánh Phaolô (x. 1 Cr 16,22) và Sách Didache, một tác phẩm từ thời các tông đồ, đều chứng thực rằng trong các cuộc gặp gỡ phụng vụ của các Kitô hữu tiên khởi vang lên tiếng kêu bằng tiếng Aramaico “Maràna tha!”, nghĩa là "Lạy Chúa xin ngự đến!" Một lời cầu xin Chúa Kitô ngự đến.

Giáo hội mong đợi Chúa đến

Vào thời cổ xưa đó, lời khẩn cầu có một bối cảnh mà ngày nay chúng ta gọi là cánh chung. Thực ra, nó diễn tả niềm mong mỏi tha thiết về cuộc quang lâm của Chúa. Tiếng kêu này và sự mong đợi mà nó diễn tả chưa bao giờ hết trong Giáo hội. Ngay cả ngày nay, trong Thánh Lễ, ngay sau khi truyền phép, Giáo hội vẫn công bố sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô “trong khi chờ đợi Người đến”. Giáo hội mong đợi Chúa đến.

Nhưng mong đợi về lần đến sau cùng của Chúa Kitô không còn chỉ là mong đợi một lần và duy nhất nữa. Nó cũng được kết hợp với việc mong chờ Người tiếp tục đến trong hoàn cảnh lữ hành và hiện tại của Giáo hội. Và Giáo Hội, trên hết, nghĩ đến việc Người đến này, khi được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần, kêu lên với Chúa Giêsu: “Xin ngự đến!”.

“Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến”

Đã có một thay đổi – hay đúng hơn là một sự phát triển – đầy ý nghĩa liên quan đến lời kêu xin “Xin ngự đến!”, “Lạy Chúa, xin ngự đến!”. Tiếng kêu này thường không chỉ hướng về Chúa Kitô, mà còn hướng đến chính Chúa Thánh Thần! Đấng kêu lên bây giờ cũng là Đấng mà chúng ta kêu cầu. “Xin ngự đến!” là lời kêu cầu mở đầu của hầu hết các bài thánh ca và lời cầu nguyện của Giáo hội hướng về Chúa Thánh Thần: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến”, chúng ta đọc trong Kinh Veni Creator (Lạy Đấng Sáng Tạo, xin ngự đến), và “Veni Sancte Spiritus” (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến) trong ca Tiếp liên Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống; và cũng trong nhiều lời cầu nguyện khác. Và đúng là như vậy, bởi vì, sau khi Phục Sinh, Chúa Thánh Thần là “hữu thể khác” thực sự của Chúa Kitô, Đấng thay thế Người, làm cho Người, hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội. Chính Người, là Đấng “báo trước những điều sẽ xảy đến” (x. Ga 16,13) và khiến chúng được Giáo hội khao khát và chờ đợi. Đây là lý do tại sao Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần không thể tách rời, ngay cả trong nhiệm cục cứu độ.

Chúa Thánh Thần là nguồn hy vọng của người Kitô hữu

Chúa Thánh Thần là nguồn hy vọng luôn tuôn trào của người Kitô hữu. Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta những lời quý giá này: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng” (Rm 15,13). Nếu Giáo hội là một con thuyền thì Chúa Thánh Thần là cánh buồm đẩy nó và đưa nó tiến lên trong biển lịch sử, hôm nay cũng như trong quá khứ!

Hy vọng là một điều chắc chắn, dựa trên lời hứa trung thành của Thiên Chúa

Hy vọng không phải là một từ trống rỗng, hay ước muốn mơ hồ của chúng ta khi muốn mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp nhất. Hy vọng là một điều chắc chắn, bởi vì nó dựa trên sự trung thành của Thiên Chúa đối với những lời hứa của Người. Đây là lý do tại sao hy vọng được gọi là nhân đức đối thần: bởi vì nó được Thiên Chúa thông ban và có Thiên Chúa bảo đảm. Đó không phải là một nhân đức thụ động, chỉ chờ đợi sự việc xảy ra. Đây là một nhân đức rất tích cực, sẽ giúp thực hiện những điều đó. Có một người đấu tranh giải phóng người nghèo đã viết những lời này: “Chúa Thánh Thần là nguồn gốc tiếng kêu của người nghèo. Đó là sức mạnh được trao cho những người không có sức mạnh. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng và sự hoàn thành trọn vẹn của các dân tộc bị áp bức”[1].

Hy vọng là món quà đẹp nhất mà Giáo hội có thể trao tặng cho nhân loại

Người Kitô hữu không thể hài lòng với việc “có” niềm hy vọng; họ còn phải “chiếu tỏa” niềm hy vọng, là người gieo mầm hy vọng. Đó là món quà đẹp nhất mà Giáo hội có thể trao tặng cho toàn thể nhân loại, đặc biệt trong những thời điểm mà mọi thứ dường như đều thúc đẩy chúng ta hạ cánh buồm xuống.

Yêu thương là là hình thức loan báo Tin Mừng đầu tiên và hiệu quả nhất

Thánh Tông đồ Phêrô đã khuyên nhủ các Kitô hữu tiên khởi bằng những lời này: “Hãy tôn thờ Đức Kitô, Đấng ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”. Nhưng ngài thêm lời khuyên nhủ: “Trên hết, phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng” (1Pt 3,15-16). Đúng vậy, bởi vì không phải sức mạnh của những lý lẽ sẽ thuyết phục được mọi người, mà là tình yêu thương mà chúng ta sẽ đặt vào đó. Đây là hình thức loan báo Tin Mừng đầu tiên và hiệu quả nhất. Và nó mở cửa cho tất cả mọi người!

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần luôn giúp chúng ta “tràn đầy niềm hy vọng nhờ Chúa Thánh Thần”! Cảm ơn anh chị em!